Các phần mềm phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình và hoàn công công trình.

Phần mềm quản lý chất lượng công trình

Phần mềm chuyên về quản lý chất lượng công trình. Ghi nhật ký thi công tự động trên excel.

Phần mềm Phân lớp đắp nền đường V3.0

Phần mềm phân lớp đất đắp + Pick cao độ, khoảng cách trên trắc ngang+ Phụ lục cao độ, kích thước kết cấu áo đường.

Phần mềm ôn thi và thi thử sát hạch lấy chứng chỉ xây dựng

Phần mềm giúp các bạn ôn thi và thi thử miễn phí nội dung sát hạch chứng chỉ xây dựng.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Phần mềm Dự toán DTK: Chạy trên nền Excel, hoàn toàn miễn phí........


1. Hướng dẫn sử dụng
Phần mềm chạy trên nền Excel phiên bản 2010 trở lên.
Phiên bản dùng thử chạy được với 100 công tác, các bạn liên hệ tác giả để nhận key miễn phí nhé.
2. Tính năng
Phần mềm chỉ tính theo một phương pháp duy nhất: Tính theo đơn giá công trình, không sử dụng các bộ đơn giá địa phương.
Định mức áp dụng:
STTSố hiệuNgày Ghi chú
I. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng
11776/BXD-VP16/08/2007Tương tự định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo QĐ số 24/2005/QĐ-BXD. Xem Bảng so sánh sự thay đổi 1776/BXD-VP và 24/2005/QĐ-BXD
21091/QĐ-BXD26/12/2011Bổ sung công tác xây gạch bằng vật liệu không nung
31172/QĐ-BXD26/12/2012Sử dụng định mức dự toán xây dựng công trình kèm theo theo QĐ số 1172/QĐ-BXD chi phí nhân công công tác bả matit giảm 70% so với sử dụng định mức công bố theo công văn số 1776/BXD-VP
4588/QĐ-BXD29/05/2014Xử lý nền đất yếu kho bãi, nhà máy, đường giao thông,... Bổ sung mới chương XII - Công tác bốc xếp, vận chuyển các loại vật liệu và cấu kiện xây dựng bằng ô tô (Mã hiệu AM.11000 đến AM.33000)
5235/QĐ-BXD04/04/2017Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi; Công tác làm đường; Công tác hoàn thiện áp dụng các loại sơn đang sử dụng rộng rãi trên thị trường
61264/QĐ-BXD18/12/2017Sửa đổi và bổ sung công tác sử dụng vật liệu không nung
II. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Lắp đặt
11777/BXD-VP16/08/2007Tương tự định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo QĐ số 33/2005/QĐ-BXD
21173/QĐ-BXD26/12/2012Sửa đổi toàn bộ chương I: Lắp đặt hệ thống điện trong công trình công bố kèm theo CV số 1777/BXD-VP
3587/QĐ-BXD29/05/2014Thay thế, sửa đổi bổ sung nhiều công tác thuộc chương II: Lắp đặt các loại ống và phụ tùng
4236/QĐ-BXD04/04/2017Bổ sung công tác lắp đặt ống nhựa HDPE và phụ tùng bằng phương pháp hàng gia nhiệt (BB.5100).
III. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát
11354/QD-BXD28/12/2016Thay thế công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007, có hiệu lực từ ngày 01/02/2017
IV. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Sửa chữa
11778/BXD-VP16/08/2007Mã hiệu định mức 4 số bắt đầu bằng chữ X. Tương tự định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo QĐ số 29/2000/QĐ-BXD
21129/QĐ-BXD07/12/2009Mã hiệu định mức 5 số bắt đầu bằng chữ S
31149/QĐ-BXD09/11/2017 

Phần mềm có đầy đủ tính năng: Nhập, sửa định mức người dùng, thay đổi cấp phối vữa, phân tích vữa hoặc sử dụng bê tông thương phẩm.
Thay đổi, cập nhật mẫu THKPHM theo TT06/2016 đối với công tá xây dựng, TT01/2017 với công tác khảo sát.
.............

Video hướng dẫn sử dụng.

Share:

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Phần mềm phân lớp đất đắp: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng.

Để các bạn sử dụng phần mềm thành thạo và giảm thiểu tối đa những sai sót không đáng có, các bạn vui lòng đọc qua hướng dẫn này trước khi sử dụng.

I. CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM.
1. Phần mềm sử dụng tốt nhất, nhanh nhất trên phiên bản Cad 2007 và Excel 2007.
2. Luôn luôn định dạng số trong Windows về Ngôn ngữ tiếng Anh hoặc dạng số 123,456.78 ( phần nghìn phân cách bằng dấu phẩy, thập phân bằng dấu chấm)
Video hướng dẫn định dạng số: 

2. Định dạng lý trình:
Chú ý: Lý trình trong các mặt cắt ngang phải luôn ở dạng "Km:" hoặc "KM:"
Nếu khoảng cách lẻ <10m: Km: 123+ 4.56
Nếu khoảng cách lẻ<100m: Km:123+45.67
Khoảng cách lẻ>100m: Km:123+456.87
(Số thập phân sau dấu chấm là tùy ý, không cần điều chỉnh)
3. Thư mục chứa phần mềm
Đề phần mềm chạy ổn định, vui lòng không lưu trữ trong Đường dẫn quá dài, và đặc biệt là không dùng tên tiếng việt có dấu cho đướng dẫn.
II. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ PHẦN MỀM
Trước khi sử dụng, phần mềm cần key để đăng nhập, Key sẽ được gửi đến sau khi các bạn liên hệ với tác giả và hoàn thành việc thanh toán phần mềm.
Khới động phần mềm bằng cách Gõ lệnh : AP
Load 2 file Phanlop.lsp và Phanlop.dvb
Sau khi Load thành công, sử dụng lệnh AD để khởi động chương trình.
Khi chưa có Pass, chương trình sẽ thông báo và hiện Form lấy thông tin máy.
Để nhận key các bạn vui lòng gửi thông tin máy tính sau khi khởi động phần mềm( bằng một trong các hình thức liên hệ với tác giả):
Sau khi Có key, các bạn vào thư mục chứa phần mềm, mở file Pass.txt; dán key vào và Save lại.
Giao diện phần mềm sau khi khởi động thành công như sau:


II. HƯỚNG DẪN  SỬ DỤNG PHẦN MỀM.
Thông thường, các bạn thao tác theo đúng trình tự như sau:
1. Tạo đường Pline kín hai bên trái phải cần phân lớp.
Việc tạo Pline có thể sử dụng lệnh PL hoặc Bo đều được. PL có thể bao gồm 1 hoặc nhiều Pl kín nhưng phải liên tục, không trùng lặp. 
2. Nhập thông số mặt cắt ngang.
- Tên cọc, lý trình, cao độ, chiều dày đắp, độ dốc nền đường, lề đường....
3. Nhập thông số kết cấu áo đường( có thể bỏ qua nếu bạn không xuất phụ lục cao độ và kích thước hình học với kết cấu áo đường).
- Bề rộng mặt đường mới ( BTrai, BPhai)
- Bề rộng mặt đường cũ( Btrai, Bphai nếu có. Đối với đường cải tạo).
- Số lớp kết cấu áo đường tại tim( Được hiểu là số lớp kết cấu áo đường và mặt đường hoàn thiện, bao gồm cả số lớp đắp K98). 
         + Đối với đường làm mới: Số lớp tại tim = Số lớp kết cấu áo đường.
         + Đối với đường làm mới: Số lớp tại tim < = Số lớp kết cấu áo đường.
    ( Nếu số lớp tại tim = số lớp áo đường thiết kế thì không cần nhập Bề rộng đường cũ, nếu nhỏ hơn thì phải nhập). 
Ví dụ: Số lớp thiết kế = 4, số lớp tại tim =2, vậy thì lớp số 3, 4 chỉ đắp hai bên lề đường cũ)
- Xuất thông số kết cấu áo đường.
4. Lưu dữ liệu( đối với các thông tin điển hình) và thông số xuất Cad.
Lưu dữ liệu: Việc này khá quan trọng, Để tránh việc phải nhập đi nhập lại các thông số điển hình, thì sau khi thao tác với mặt cắt ngang đầu tiên( Nhập thông số mặt cắt và kết cấu áo đường) các bạn Ấn nút lưu dữ liệu để ghi nhớ các Thông tin điển hình như: Chiều dày lớp đắp, độ dốc nền đường, lề đường, chiều rộng mặt đường ....) 
Thông số xuất Cad: Tùy chọn vị trí xuất các bảng dữ liệu theo tọa độ X, Y ( tình từ vị trí tim đường thiết kế).
5. Pick điểm trên trắc ngang.( Đối với công tác đào nền, đào khuôn, đào hữu cơ, đánh cấp.....)
Chọn điểm và ấn phím Space hoặc phím bất kỳ để kết thúc.
        Lưu ý quan trọng: Sau khi chọn hết các điểm, các bạn Zoom màn hình cho đến khi nhìn thấy toàn bộ các điểm đã Pick mới được Ấn phim Space để đảm bảo toàn bộ các điểm được xuất ra bảng.
6. Phân lớp nền đường và lề đường.
Phần mềm có thể giúp các bạn vừa phân lớp nền đường và phân lớp lề đường trong 1 lần
thao tác, vì trong một số trường hợp chúng ta phải tách rời hai công tác này độc lập....
Nếu các bạn chỉ phân lớp nền hoặc lề thì khối lượng còn lại khai báo bằng 0.
Nếu nền hoàn toàn đào thì khai báo khối lượng phân lớp nền và lề đều bằng 0.
(Việc khai báo các lý trình không có khối lượng đảm bảo tránh sai sót khi tính khối lượng trên excel khi tính khoảng cách lẻ)
       Lưu ý: Bắt buộc khai báo khối lượng đắp bằng 0 trong các cọc ở đầu và cuối lý trình của đoạn đắp(đoạn tiếp giáp giữa nền đào và nền đắp). Để khai báo, ấn Nút " K Dap nen" hoặc " K dap le".
7. Tính diện tích sau khi phân lớp.
Lưu ý: Sau khi phân lớp, các bạn loại bỏ các lớp mỏng( Xóa line phân lớp và thông số tại Block bảng phân lớp tương ứng)
Tính diện tích phân lớp bằng cách chọn toàn bộ các đường Line phân lớp.
Việc tính diện tích có thể thực hiện ngay sau khi phân lớp hoặc thực hiện độc lập( Sau khi tắt phần mềm và mở lại) đều được.
Để được chính xác 100% và không báo lỗi thì các bạn nên tính diện tích của từng mặt cắt và không có lớp nào quá mỏng.
Video thao tác trên Cad

III. XUẤT DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ
1.Xuất kết quả ra excel:
        Việc xuất kết quả có thể thực hiện ngay hoặc sau khi tắt file mở lại đều không ảnh hưởng tới kết quả.
Có thể xuất toàn bộ dữ liệu hoặc theo tùy chọn.
Lưu ý: Nếu tùy chọn thì các bạn cần phụ lục của đoạn lý trình nào thì chọn trong vùng chứa lý trình đó. Đối với dữ liệu diện tích, thì dữ liệu phân lớp và dữ liệu diện tích phải được xuất trong cùng một vùng tùy chọn để đảm bảo tính chính xác.
Các loại dữ liệu có thể xuất: 
+ Dữ liệu phân lớp nền
+ Dữ liệu phân lớp lề
+ Dữ liệu tọa độ điểm
+ Dữ liệu kết cấu áo đường
+ Dữ liệu diện tích phân lớp( Sau khi xuất sẽ có dữ liệu diện tích của phân lớp nền(bảng bên trái) và lề đường(bảng bên phải). Các bạn chọn bảng phù hợp để xử lý dữ liệu. Nếu phân lớp nền thì chọn bảng bên trái, phân lớp lề thì chọn bảng bên phải)
2. Xử lý kết quả
a. Xử lý dữ liệu nền đường, lề đường.
Mở file phụ lục phân lớp nền, lề đường. Tại sheet Dau vao, Ấn " Xóa dữ liệu" để xóa dữ liệu cũ, Copy dữ liệu sau khi Xuất kết quả từ Cad vào. Ấn " Xử lý kết quả".
Làm tương tự với Sheet Đầu vào S. Copy dữ liệu diện tích tương ứng và xử lý kết quả.
Tại sheet K95 các bạn chọn cận dưới và trên của chênh lệch cao độ và khoảng cách( tính bằng cm)
Ấn các nút theo thứ tự 1,2,3,4.
Chuyển lớp hiện tại về 1 và tăng dần đến lớp cao nhất. Tận hưởng kết quả.
Sheet Dien tich K95, các bạn ấn Xóa, sau đó ấn Update để xử lý. Mỗi khi chuyển lớp, dữ liệu diện tích cũng thay đổi tương ứng.
Lưu ý: Lớp trong phần mềm được chia từ trên xuống dưới, lớp hiện tại chia dưới lên( theo cách hoàn công thực tế)
Video hướng dẫn:



b. Xử lý dữ liệu Pick cao độ, khoảng cách trắc ngang.
c. Xử lý dữ liệu kết cấu áo đường.
Đầu tiên,các bạn mở file, nhập thông số kết cấu áo đường.
Sau đó tiến hành xử lý dữ liệu.

d. In kết quả.
Bạn nên in ngay kết quả ra file PDF sau khi xử lý dữ liệu với từng lớp, vì dữ liệu chênh lệch cao độ và khoảng cách là ngẫu nhiên nên sẽ thay đổi mỗi khi chuyển lớp.


Share:

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Phần mềm QLCL: Hướng dẫn sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng:
Để các bạn sử dụng phần mềm thành thạo và giảm thiểu tối đa những sai sót không đáng có, các bạn vui lòng đọc qua hướng dẫn này trước khi sử dụng.

Phần mềm sử dụng tốt nhất từ phiên bản Excel 2010 trở lên.
I. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG
Trước khi sử dụng, phần mềm cần key để đăng nhập, Key sẽ được gửi đến sau khi các bạn liên hệ với tác giả và hoàn thành việc đăng ký phần mềm.
Để nhận key các bạn vui lòng gửi thông tin máy tính sau khi khởi động phần mềm( bằng một trong các hình thức liên hệ với tác giả):

Sau khi nhận key các bạn nhập key vào để đăng nhập.. 

Lần đăng nhập tiếp theo các bạn đã có key và không phải khai báo nữa.

Giao diện:  Với mỗi nội dung, bạn click vào để ẩn hiện sheet liên quan.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Nhập thông tin dự án
Việc đầu tiên là các bạn cập nhật các thông tin của dự án, đây là việc quan trọng giúp liên kết với dữ liệu các biên bản nghiệm thu với thông tin chính xác nhất.


Cột List Hạng mục: Tạo danh sách hạng mục cần In biên bản nghiệm thu. Số thứ tự biên bản sẽ đánh theo từng hạng mục.
Tùy chọn ghi nhật ký: Nếu bạn chọn Yes thì hạng mục sẽ được hiển thị trong Nhật ký thi công, Chọn No sẽ không hiển thị.

Mục đích: Nếu chọn No, Các công việc nghiệm thu sẽ chỉ hiện thị trong danh mục nghiệm thu, không có trong nội dung nhật ký.
Thời gian thi công: Nhập thời gian thi công thực tế( hoặc theo hợp đồng) để tạo ra List Tháng thi công, phục vụ công việc tính toán khối lượng thi công theo tháng.
2. Nhập ngày nghỉ thi công
Hầu hết đối với công tác hoàn công, chủ yếu anh em là viết hồi ký nên việc cập nhật ngày nghỉ và ngày mưa để đảm bảo sự thống nhất cho tất cả các hạng mục là điều không thể thiếu.

Việc nhập ngày nghỉ trong phần mềm rất đơn giản. Các bạn nhập"x" vào các ngày nghỉ thi công và Ấn nút Update để tạo ra danh sách ngày nghỉ.( Phần mềm cho phép nhập ngày nghỉ cho 5 năm liên tục)

Khi nhập tiến độ công việc thi công trong sheet INPUT, những ngày nào nằm trong thời gian nghỉ sẽ thay đổi màu định dạng để các bạn điều chỉnh cho phù hợp.
3.Nhập danh mục lấy mẫu vật liệu đầu vào

Theo đúng trình tự thi công, việc tiếp theo là  thí nghiệm các mẫu vật liệu đầu vào. Phần mềm có danh mục vật liệu đầu vào thường sử dụng cho dự án như Cát, đá, XM, thép, gạch..... và các tiêu chuẩn nghiệm thu tương ứng để các bạn lựa chọn. Đối với vật liệu mới các bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn.
Click đúp vào cột F: Để hiện bảng danh sách các vật liệu phổ biến và quy cách , tiêu chuẩn lấy mẫu tương ứng.

Tùy chọn sort: Có hai tùy chọn. Khi trộn thư in biên bản lấy mẫu, bạn chọn LMVL; khi trộn thư in biên bản nghiệm thu vật liệu, baj chọn NTVL
Khi bạn chọn mỗi loại vật liệu, phía dưới có quy cách và kích thước mẫu để tham khảo.
Loại vật liệu ký hiệu là DV( Đầu vào), CP( cấp phối bê tông và vữa), CTS( chế tạo sẵn).... tùy theo sở thích của người dùng.

Các mục còn lại Người dùng điền theo thực tế.
Cột TCVL: Có thể thay đổi tiêu chuẩn vật liệu bằng cách click chuột phải vào cột này.
3. Danh mục thí nghiệm cấp phối bê tông, vữa đầu vào

Việc thiết kế cấp phối đầu vào là không thể thiếu trong hồ sơ quản lý chất lượng.

Click đúp vào cột G: để lây danh sách gợi ý các loại mẫu vữa BT, XM tương ứng.
Mỗi khi các bạn nhập một loại VBT hoặc XM đều có tùy chọn về Mác, độ sụt, loại xi măng, cát....

Cấp phối được lấy theo Định mức 1774( thường được dùng trong dự toán). Nếu khác người dùng cũng có thể nhập tùy ý.

Việc thiết kế cấp phối đầu vào sau này là một chỉ tiêu khi kiểm tra điều kiện cũng như quá trình đổ bê tông cũng như các công tác xây trát nên Người dùng nhập đúng ngay từ đầu thì sau này việc xuất ra các biên bản sẽ trở nên dễ dàng và chính xác.

4. Nhập các công tác thi công phục vụ Nghiệm thu và ghi nhật ký
Đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình làm hồ sơ quản lý chất lượng.  Khi hoàn thành công việc này coi như các bạn đã hoàn thành hơn 80% khối lượng công việc. Việc còn lại chỉ là xuất kết quả và in ấn hồ sơ...
Trước khi nhập công việc mới các bạn ấn " Delete". Có thể insert bao nhiều dòng tùy ý trong quá trình nhập liệu.
Chương trình không giới hạn số hạng mục, số công tác thi công.

Cột Mã CV: Chỉ sử dụng khi muốn nhập khối lượng thi công các hạng mục công việc. Mã CV là duy nhấtphù hợp với mã CV nhập trong bảng THKL thi công theo tháng.
Cột Hạng mục: Danh sách ở cột này được lấy ở sheet Thông tin. Công việc thuộc hạng mục nào sẽ được ghi vào danh mục nghiệm thu của hạng mục đó. Không được nhập Tên hạng mục mới mà ko có ở sheet Thông tin.
Cột Mã VL: khi nào công việc có nghiệm thu vật liệu hiện trường, Người dùng nhập mã Vật liệu vào cột này. Đối với Cấp phối bê tông và vữa, Mã này lấy theo Mã dò tìm từ Sheet TPCP mà các bạn đã khai báo trước đó. Đối với vật liệu khác, người dùng Click chuột phải để hiện thị danh sách các loại thí nghiệm hiện trường thường gặp. Khi click theo bảng này, nội dung thí nghiệm sẽ tự động điền vào sheet DMLM.

Việc khai báo mã vật liệu giúp các bạn tạo ra các Biên bản lấy mẫu thuận lợi và chính xác nhất..
Cột Mã CV: Lưu ý: Việc nhập mã công việc phải nằm trong Danh mục mã định mức 1776, điều này giúp các bạn có thế xuất được các tiêu chuẩn nghiệm thu tương ứng.

Các bạn Click chuột phải  vào cột F để hiện thị bảng danh mục công việc, Mỗi công việc sẽ có Tiêu chuẩn nghiệm thu và Danh mục máy thi công tương ứng điền vào cột J, K.
Ví dụ: Mã AB.11....; AF.81.......

Cột TCNT: Sau khi nhập mã CV, tiêu chuẩn nghiệm thu tương ứng sẽ được điền vào cột này, các bạn có thế thay đổi tiêu chuẩn bằng cách click chuột phải vào cột này để thêm bớt tiêu chuẩn nghiệm thu.
Cột MTC: Sau khi nhập mã CV, Danh mục máy thi công tương ứng sẽ được điền vào cột này, các bạn có thế thay đổi danh mục máy bằng cách click chuột phải vào cột này để thêm bớt.
Sau khi nhập xong mã, các bạn thay đổi ở nội dung công việc thi công cho phù hợp, sau đó Nhập tiến độ thi công (ngày bắt đầu, số ngày, ngày kết thúc, ngày lấy mẫu ...). Việc này là do kinh nghiệm của Người dùng.
Cột KL: Đối với các công việc có khai báo khối lượng, bắt buộc phải nhập Mã CV cho công việc này. Sau khi khai báo, căn cứ vào ngày bắt đầu thi công, khối lượng công việc đó sẽ được tổng hợp theo tháng đó. Đối với công việc không cần đưa vào nội dung nhật ký thì không cần nhập tên Hạng mục.
Sau khi hoàn thành nhập liệu, các bạn ấn nút" Run" để xử lý.
5. Danh mục nghiệm thu công việc và thí nghiệm vật liệu hiện trường.

a. Danh mục nghiệm thu công việc
Sau khi xứ lý dữ liệu, các bạn chuyển qua Sheet DMNT, Ấn update  và tận hưởng kết quả. Ở đây, danh mục yêu cầu và nghiệm thu công việc đã được xuất đầy đủ , đúng trình tự về mặt thời gian.
Sau khi Update, tiến hành Filter theo các hạng mục. Việc tiếp theo các bạn cần làm là nhập giờ nghiệm thu đối với các công việc tương ứng.


Lưu lý: Không được có 2 công việc có nội dung giống nhau, điều này cũng hoàn toàn đúng với thực tế thi công. Khi có công việc giống nhau, phần mềm sẽ báo để người dùng có thể điều chỉnh( Nội dung công việc bị trùng sẽ được tô màu đỏ).

b. Danh mục thí nghiệm vật liệu

Các bạn chuyển qua sheet LM và ấn Update để tận hưởng thành quả.

6. Ghi nhật ký thi công 
Kết thúc quá trình nhập liệu tại các bảng tiến độ và ấn Run, các thông tin đã được gửi qua sheet nhật ký. Tại đây các bạn chỉ cần chọn ngày  cần ghi nhật ký và tiến hành ghi chép.
Nội dung nhật ký có cụ thể hay không là do kinh nghiệm của Người dùng. Tuy nhiên các nội dung có Nghiệm thu luôn có trong nhật ký. Các hạng mục có tùy chọn Ghi nhật ký là NO hoặc công việc không có tên Hạng mục sẽ ko hiển thị trong nhật ký thi công.



Mẫu này giống với mẫu nhật ký thông thường, có đầy đủ nội dung. Nếu các bạn không thể ghi chép ngay phần mềm có thi in ra để ghi hoặc nhờ người ghi hộ. :))
Đối với các ngày trùng với ngày nghỉ, phần mềm sẽ báo để các bạn biết.

Ngoài việc ghi chép tại phần mềm, các bạn có thể in nhật ký để phục vụ cho việc ghi chép, việc in nhật ký hết sức đơn giản, Các bạn chỉ cần chọn máy in, chọn ngày bắt đầu và kết thúc, click vào các hạng mục cần ghi nhật ký và Ấn "Print ".
Xuất nhật ký ra file PDF: Đây là tính năng hữu ích của phần mềm, Bạn click vào nút “ Export2PDF” , toàn bộ nhật ký theo ngày tháng bạn chọn sẽ được xuất ra file PDF dưới dạng tên STT_NGAY_THANG_NAM, nằm trong thư mục Export2PDF cùng thư mục chứa file phần mềm.




Bạn chỉ cần sử dụng một phần mềm nối file PDF để ghép thành 1 file duy nhất.
6. Tổng hợp khối lượng thi công. 
Chương trình có tiện ích tổng hợp khối lượng thi công theo tháng hoặc khối lượng lũy kế theo tháng.
Các cột Stt, Mã ĐM, Nội dung, Đơn vị, KL các bạn copy từ file dự thầu hoặc phụ lục hợp đồng của dự án.
Cột Mã CV do các bạn tự nhập nhưng phải là Duy nhất cho mỗi công việc và phù hợp với Mã CV tại sheet INPUT để việc tổng hợp khối lượng chính xác nhất.
Có 2 tùy chọn KL theo tháng hoặc lũy kế khối lượng thực hiện để các bạn lựa chọn. Thời gian thi công được cập nhật sau khi các bạn nhập tại sheet Thông tin.
Ấn Update để xem kết quả
7. Bảng tiến độ
Bảng tiến độ theo tháng để theo dõi.

Trên đây, các bạn đã hoàn thành việc thao tác với phần mềm QLCL. Việc tiếp theo các bạn chuyển sang xuất dữ liệu và hoàn thành các biên bản.
III. XỬ LÝ BIÊN BẢN TRÊN WORD
Trước tiên, các bạn tắt file Phần mềm QLCL.
Các bảng dùng để xuất dữ liệu có tên bắt đầu bằng AA_
1. Xuất biên bản thí nghiệm và nghiệm thu vật liệu đầu vào.
Các file Templete sẵn có cho các bạn tham khảo. Có thể tùy chỉnh theo mẫu riêng.....
Với 1 file templete, bạn tiến hành trộn thư bằng cách chọn  Data Source là File QLCL, Table có tên AA_VLDV
2. Xuất biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Các file Templete sẵn có cho các bạn tham khảo. Có thể tùy chỉnh theo mẫu riêng.....
Với 1 file templete, bạn tiến hành trộn thư bằng cách chọn  Data Source là File QLCL, Table có tên AA_DMNT
3. Xuất biên bản lấy mẫu hiện trường.
 Làm hoàn toàn tương tự với table là AA_DMLM

( Kèm theo video hướng dẫn chi tiết)
Share:

Tổng số lượt xem trang

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *